CHỦ ĐỂ TÍNH TOÁN XÀ GỒ DẬP NGUỘI Z & C
Xà gồ thường được coi là cấu kiện phụ trong nhà nhưng cũng chiếm tỷ trọng khối lượng khá lớn trong nhà công nghiệp thường chỉ sau phần khung thép tổ hợp. Có nhiều đơn vị thường không tính toán mà bốc theo kinh nghiệm, bốc to thì sợ trượt thầu, bốc nhỏ thì lại mất ăn mất ngủ không biết nó có chịu được không, chưa kể công trình có bị hư hỏng hay sụp đổ thì chắc chắn sẽ bị thẩm tra và yêu cầu giải trình tính toán thì lúc đó sẽ rất phức tạp.
Vậy thì xà gồ tính toán như thế nào là đúng đắn nhất?
Hiện tại Việt Nam chưa có tiêu chuẩn để tính toán xà gồ dập nguội( hay tiết diện thanh thành mỏng dập nguội). Nhưng có rất nhiều người sử dụng công thức trong TCVN 5575:2012 để tính toán. Xin thưa tiêu chuẩn này không áp dụng được cho cấu kiện này vì lý do (xem hình bên dưới). Ngay ở trường ĐHXD cũng không thầy giáo nào dạy tính xà gồ theo TCVN mà chỉ dạy cách tra bảng đã được tính toán tổng hợp theo TC nước ngoài hoặc dùng TC nước ngoài để tính. Vậy bạn nào đang tính xà gồ theo TCVN thì hãy xem lại vì các bạn không kể đến sự mất ổn định của tấm mỏng nên rất nguy hiểm cho công trình.
Hiện nay tại các công ty lớn thường sử dụng TC mỹ để tính xà gồ đó là TC AISI, TC này tính toán khá chi tiết và đầy đủ cho xà gồ Z và C. Đi kèm với nó có các phầm mềm có thể tính toán như là CFS, SAP2000, Stadpro.... Sau nhiều lần kiểm tra thì tôi thấy SAP2000 tính toán cho kết quả nhanh chính xác và rất tối ưu nhưng phải kiểm soát được dữ liệu đầu vào.
Cảm ơn những chia sẻ của tác giả!
Cảm ơn những chia sẻ của tác giả!
ConversionConversion EmoticonEmoticon